Một lần thưởng thức lươn tươi xứ Nghệ

Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn (thiện ngư huyết) có khả năng tăng cường “dương khí”, giúp máu huyết lưu thông, trị được..

Trong y học cổ truyền, lươn được coi là một vị thuốc tốt được nhân dân ta dùng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Thịt lươn rất lành và không gây béo phì, phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính.

Theo Đông y, lươn vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ gan thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kinh mạch được dùng chữa các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, gân xương đau nhức, đau lưng, cơ thể suy nhược.

mot-lan-thuong-thuc-luon-tuoi-xu-nghe

Một lần thưởng thức lươn tươi xứ Nghệ

Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn (thiện ngư huyết) có khả năng tăng cường “dương khí”, giúp máu huyết lưu thông, trị được chứng khô miệng, chữa bệnh cảm cúm, đau nhức trong tai, và đặc biệt còn tăng cường khả năng “chiều chồng” của phụ nữ.

Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, lươn có thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn chứa 12,7 g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05 g cholesterol- mức rất thấp) và 285 calo. Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU, Vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.

Các món ăn về lươn rất dân dã và quen thuộc với khẩu vị người Việt. Nếu việc thường xuyên ăn thịt đỏ như bò, dê, cừu, heo có thể là nguy cơ gây các bệnh ung thư và bệnh tim mạch, thì các loại thủy sản (bao gồm lươn) lại là nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, cũng như các loại thực phẩm thịt khác, việc sử dụng lươn đồng tự nhiên sẽ có vị thơm và hàm lượng dinh dưỡng hơn lươn nuôi công nghiệp.